Bu lông là thiết bị, vật dụng khá thân quen với con người. Tuy nhiên, không phải ai  cũng biết rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng của bulong trong đời sống hằng ngày. Dưới đây, Comat sẽ cùng bạn tìm hiểu thông qua bài viết. 

Bulong là gì?

Bulong là một thiết bị cơ khí thường được dùng để lắp ráp, nối hay liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống khối liền mạch. Nó hoạt động dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren và đai ốc mà vặn chặt chúng với nhau giúp chịu lực kéo, giữ độ ổn định trong thời gian dài sử dụng. 

Bulong có khả năng uốn rất tốt và độ bền cao nên thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trình, dự án, thi công nhà cửa.

Để hiểu rõ hơn về bulong, bạn đọc có thể tham khảo thêm qua bài viết: Giới thiệu về bulong liên kết và những điều cần phải biết

Bulong là gì?

Bulong là gì?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bulong

Cấu tạo của bu lông khá đơn giản, có dạng hình thanh trụ. Mỗi chiếc bulong có một đầu mũ 6 cạnh.  Đầu còn lại có ren và thường được gọi là vít. Phần vít ren càng sâu thì càng có độ bám chắc và tốt.

Cấu tạo bulong có dạng hình thanh trụ

Cấu tạo bulong có dạng hình thanh trụ

Nguyên lý hoạt động của bu lông chủ yếu dựa vào ma sát giữa các vòng ren và phần đai ốc. Nhờ vậy mà các chi tiết được kẹp, nối và liên kết chặt với nhau.

Phân loại bulong

Phân loại bulong theo vật liệu tạo thành

Dựa theo vật liệu tạo thành, bulong được chia làm 3 loại như sau:

  • Bu lông hợp kim màu: Với kiểu bulong này thường được làm từ đồng, nhôm hoặc kẽm và chủ yếu sử dụng cho chế tạo máy bay, các ngành công nghiệp điện hay xử lý và sản xuất nước…
  • Bu lông thép cacbon thường: Loại này được chế tạo từ vật liệu thép hợp kim có thể đã trải qua quá trình xử lý nhiệt hoặc không. 
  • Bu lông inox: Là loại được chế tạo từ vật liệu thép không gỉ. Vì vậy đa phần đều không bị ăn mòn theo thời gian và tuổi thọ trung bình cao nên thường được sử dụng trong những công trình sản xuất đóng tàu, tuabin gió…

Phân loại bulong theo chức năng

Theo chức năng có thể phân bulong làm 2 loại sản phẩm, bao gồm:

  • Bulong kết cấu: mục đích chính của loại này là làm cho các chi tiết thường xuyên phải chịu tải trọng động gắn kết với nhau để duy trì ổn định trong thời gian sử dụng.
  • Bulong liên kết: loại dùng để liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống nhất với nhau mà lực chịu tải chính nằm ở trục dọc. Đa phần loại bulong này được sử dụng trong các kết cấu tĩnh, có chi tiết máy cố định và ít chịu tải trọng động. Kích thước của bulong liên kết đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. 

Phân loại bulong theo phương pháp gia công, chế tạo

Dựa theo phương pháp gia công, chế tạo, người ta chia bu lông làm 4 loại:

  • Bu lông thô: loại được chế tạo từ thép tròn. Phần đầu bulong được chế tạo khá đa dạng theo kiểu dập nguội/nóng hoặc rèn. Riêng phần ren thì được cán  hoặc tiện. Do độ chính xác không cao nên thường các loại bulong thô chỉ được dùng trong những chi tiết ít quan trọng hay làm bằng nguyên liệu gỗ.
  • Bu lông nửa tinh: khác với bulong thô, loại này được gia công tỉ mỉ hơn một chút ở phần đầu và trên các bề mặt để loại bỏ bavia.
  • Bu lông tinh: Với độ chính xác cao nên loại bulong này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp.
  • Bu lông siêu tinh: đây là loại bulong đòi hỏi cao về độ chính xác, tỉ mỉ khi gia công. Vì vậy các mối liên kết tạo thành rất sát, có độ bám cực cao. Hầu hết được sử dụng trong các vật liệu lắp ghép có dung sai nhỏ hay các ngành cơ khí có yêu cầu cao, đặc biệt nào đó.

Ưu điểm và những ứng dụng của bulong

Ứng dụng của bulong trong thi công, sửa chữa đường ray

Ứng dụng của bulong trong thi công, sửa chữa đường ray

Có thể bạn quan tâm: 

Trong thiết bị cơ khí không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của bulong. Với nhiệm vụ đặc biệt là gắn kết các chi tiết thành một khối thống nhất, hoàn chỉnh với nhau, bulong không chỉ làm đơn giản hóa công việc mà còn tiết kiệm công sức cho rất nhiều ngành nghề liên quan. 

Tuy thiết kế nhỏ nhẹ, nhưng bulong có độ bền và tính ổn định khá cao nên chịu được trọng tải cũng như ứng biến, thích nghi được với môi trường. Có lẽ thế mà hiện nay, ứng dụng của bulong trở nên khá phổ biến trong cuộc sống.

Lợi dụng các ưu điểm trên mà bulong được con người sử dụng trong các công việc và ngành nghề như:

  • Tham gia quá trình chế tạo, lắp ráp các chi tiết để sản xuất ra những loại máy móc, thiết bị hiện đại dùng trong ngành công nghiệp
  • Các công trình xây dựng cầu cống giao thông. Ví dụ như sử dụng bulong để liên kết các chi tiết trên bảng đèn tín hiệu….
  • Xây dựng lắp ghép giàn giáo, cốp pha…
  • Ứng dụng của bulong trong công nghệ thông tin để lắp ghép các linh kiện điện tử ở laptop, điện thoại thông minh…
  • Ngoài ra, bulong còn được dùng để gắn kết các chi tiết của bàn, ghế, giường, tủ, nồi… trong vật dụng trong đời sống hằng ngày của con người.

Qua bài viết trên, Comat đã chỉ ra cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những ứng dụng của bulong trong đời sống hằng ngày của con người. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các loại bu lông và sử dụng phù hợp cho mục đích, nhu cầu của mình. 

Mọi câu hỏi thắc mắc hay đóng góp, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số Hotline 0983 668 362 để được giải đáp. Comat luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ hết mình. Xin cảm ơn!

Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 1
0983668362
Lên đầu trang