Đối với những công trình, những mối liên kết yêu cầu sự chắc chắn thì khi thi công cần sử dụng bulong cường độ cao. Chi tiết này có các thông số kỹ thuật, đặc tính và quy trình sản xuất có sự khác biệt so với thông thường. Tìm hiểu về điều này qua những thông tin được cung cấp trong bài viết ngay sau đây.
Bulong cường độ cao thường được sử dụng trong nhiều công trình
Bulong cường độ cao là một loại bulong liên kết có cấp bền từ 8.8 trở lên và được sản xuất, ứng dụng khá nhiều hiện nay. Đối với những công trình mà các mối nối, các điểm liên kết yêu cầu sự chắc chắn, chị được lực lớn thì cần sử dụng chi tiết này để kết nối. Ví dụ như kết cấu thép, lắp đặt đường ống chịu lực hay những ngành công nghiệp nặng.
Bu lông thường có cấp bền từ 8.8 trở lên
Chi tiết này thông thường được nhuộm màu đen bóng nên rất dễ nhận biết so với những sản phẩm khác. Do yêu cầu cao về tính chịu lực nên vật liệu chế tạo cũng khác so với những bulong thông thường. Nhà sản xuất thường chọn những vật liệu có tính bền, độ cứng lớn, chứa các thành phần kim loại như Crom. Ví dụ như mác thép SCr420, Scr430 theo tiêu chuẩn JIS G4102 – 79. Vật liệu tiếp theo được sử dụng nhiều là các thép 30X, 35X, 40X theo tiêu chuẩn GOST – 4543.
Để có thể hiểu và lựa chọn chi tiết bulong phù hợp với công trình của mình, bạn cần tìm hiểu về các thông số bu lông cường độ cao. Sản phẩm có 2 loại là ren lửng và ren suốt với các số liệu thông thường có nhiều điểm khác so với kích thước bulong liên kết. Cụ thể thông số như sau:
Tất cả các sản phẩm đều được sản xuất theo thông số đặc trưng
Kích thước cơ bản: Từ M4 đến M72.
Độ dài bước ren: dao động từ 01 – 06mm.
Chiều dài bulong: Dao động từ 10 – 300mm
Cấp bền: Thuộc những loại 8.8, 10.9, 12.9.
Phương pháp xử lý bề mặt: Oxy đen, nhuộm đen, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng.
Sản phẩm được chế tạo theo phương pháp đặc biệt, vật liệu chuyên dụng và có những đặc tính sau đây:
Vật liệu sử dụng thường là thép carbon
Vật liệu sử dụng để làm bulong cường độ cao là thép carbon, thép hợp kim đảm bảo chịu được lực lớn, kết nối bền chặt hơn bulong thường.
Đau ốc được thiết kế có tiêu chuẩn cùng với bulong để sự kết hợp luôn hoàn hảo nhất.
Vật liệu có càng nhiều carbon thì càng bền dẻo và chịu lực nén, đè hay siết cao.
Loại thường được sử dụng phổ biến nhất là có cấp bền 8.8.
Quá trình sản xuất bulong cường độ cao có điểm khác biệt so với sản xuất bulong liên kết. Người điều khiển cần được tuân thủ theo những bước nghiêm ngặt để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng nhất, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu của công trình.
Quy trình sản xuất cần tuân theo các bước nghiêm ngặt
Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất bulong, cụ thể là thép cuộn. Mỗi loại nguyên liệu với thành phần các chất khác nhau sẽ mang đến sản phẩm có đặc tính khác nhau.
Bước 2: Cắt thép ra từng đoạn có kích thước, độ dài theo tiêu chuẩn từng loại.
Bước 3: Đưa các đoạn thép vừa cắt vào máy để tạo đầu bulong theo các hình dạng như lục giác, bát giác, tam giác,... theo yêu cầu. Tuy nhiên loại thường được sử dụng nhiều nhất là lục giác.
Bước 4: Đây là quá trình tạo ren cho bulong theo kiểu ren lừng hoặc ren suốt. Người thi công cần điều chỉnh máy để tạo ra được những bước ren phù hợp đảm bảo kích cỡ theo tiêu chuẩn chung.
Bước 5: Quá trình luyện nhiệt sẽ được thực hiện sau khi tạo ren. Đây là công đoạn cần chú ý rất nhiều và thực hiện cẩn thận vì nó sẽ quyết định đến độ bền của chi tiết.
Bước 6: Thực hiện thao tác phủ thêm một lớp dầu lên bề mặt bulong để hạn chế tình trạng oxy hóa trong môi trường lắp đặt và sử dụng.
Đối với những công trình có yêu cầu cao về lực liên kết thì sử dụng bulong cường độ cao là điều không thể không thực hiện. Qua những thông tin trên đây, Comat mong rằng bạn đã có thể hiểu thêm về sản phẩm này và có sự lựa chọn phù hợp cho mình. Để chọn được bulong chất lượng cao, độ bền lớn, giá cả phải chăng, mời quý khách liên hệ ngay với Comat để được tư vấn và hỗ trợ.