Đối với công trình thi công, bulong là một trong những chi tiết rất quan trọng trong vai trò hỗ trợ liên kết cực kỳ tốt. Ngày nay, trong các nhà thép tiền chế, nhà xưởng hay các dự án trong ngành xây dựng, mọi người đều dùng bulong liên kết. Vậy bulong liên kết là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Comat để nắm vững hơn những điều cần phải biết về sản phẩm này nhé.
Bulong liên kết với tên Tiếng Anh là Connection bolt, là một loại bulong dùng để gắn kết, kết nối các chi tiết với nhau và để lắp ráp kỹ thuật cơ khí, tạo nên hệ thống khối – khung giàn chắc chắn. Trong các liên kết này, áp lực dưới phần tải chính là lực dọc trục, chứ không phải là lực cắt.
Bulong liên kết tồn tại chủ yếu trong các liên kết tĩnh, thuộc phần cố định của các chi tiết máy và sẽ ít chịu lực tải trọng động hơn. Kiểu bulong liên kết này có thể dễ dàng tháo lắp được nên rất tiện cho người thi công cần phải chỉnh sửa.
Hiện nay, bulong liên kết rất đa dạng, khác nhau về cả kích thước, hình dáng, chủng loại,... để đảm bảo các mục đích thi công, môi trường thi công và cường độ làm việc.
Bulong liên kết được sử dụng trong các lĩnh vực, môi trường dưới đây:
Có nhiều vật liệu sản xuất bulong liên kết như: Các loại thép cacbon (thép hợp kim, thép cacbon cường độ cao, thép cacbon); các loại thép inox không gỉ (inox 304, inox 201); hợp kim, kim loại màu.
Cụ thể hơn: Bulong liên kết được sản xuất từ các loại thép cacbon như thép hợp kim, thép cacbon cường độ cao, thép cacbon thường được chia thành hai nhóm nhỏ hơn:
Từ các loại thép không gỉ (bulong inox): Tính chất của loại thép inox là chống gỉ sét từ môi trường và chống ăn mòn hóa học, hay được chế tạo cho các hoạt động yêu cầu cao về tính thẩm mỹ hay khả năng hạn chế tình trạng bulong gỉ sét.
Từ các loại kim loại hay hợp kim màu như: kẽm, nhôm, đồng,.. thường để đáp ứng các nhu cầu trong lĩnh vực chế tạo máy bay, hệ thống xử lý nước, công nghiệp điện,...
Có nhiều vật liệu khác nhau để sản xuất bulong liên kết
Dưới đây là quy trình 6 bước cơ bản để sản xuất bulong liên kết đạt chuẩn chất lượng:
Đầu tiên, hãy đưa thép vào lò. Sau 30 tiếng, thép ở trong lò sẽ được xử lý bởi dung dịch axit sunfuric. Dung dịch này giúp vệ sinh bề mặt thép và phủ lên trên một lớp phosphate. Tiếp theo, chỉ cần đưa thép vào máy dập tạo hình bulong liên kết là bạn hoàn thành bước 1.
Sau khi xử lý bề mặt của thép nguyên liệu ở bước 1, hãy cắt chúng sao cho những đoạn dài đều bằng nhau, dựa theo tiêu chí đã được chuẩn bị rồi đưa vào khuôn V, L, U, J,...
Có 2 phương pháp cán ren là cán ren lạnh hoặc nóng, phụ thuộc vào dạng bulong liên kết được yêu cầu.
Các sản phẩm bulong liên kết sau khi được cán ren xong ở bước 3 sẽ cho vào lò nung trong mức nhiệt độ 800 - 1000 độ C vừa để nâng cao khả năng chịu lực của sản phẩm, vừa để làm kết cấu thép chặt chẽ hơn. Bulong liên kết sau khi nung sẽ được thử độ bền bằng cách đo lực và thử bẻ xem có bị gãy không. Tất cả bulong liên kết không đảm bảo các tiêu chuẩn sẽ bị thải ngay ra khỏi dây chuyền đang sản xuất.
Quy trình gia công bulong liên kết được người thi công xi mạ khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau của từng dạng bulong liên kết và yêu cầu, mong muốn của từng lô hàng. Chẳng hạn như, những loại bulong liên kết phải tiếp xúc với môi trường xấu thường xuyên thì sẽ được xi mạ bởi lớp hợp kim chống gỉ.
Ngoài ra, kích thước bulong liên kết cũng đa dạng, đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Đây là bước cuối cùng của quy trình. Tiêu chuẩn của mỗi xưởng nhà máy hay dây chuyền sản xuất khác nhau thì sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ biết những số liệu cần thiết thông qua số ghi trên hộp và bao bì bulong.
Có nhiều phương pháp chế tạo bulong liên kết khác nhau. Dưới đây, Comat sẽ giới thiệu qua về những phương pháp này:
Loại bulong liên kết này sẽ được sản xuất từ chất liệu thép tròn, đầu sản phẩm được dập nóng, dập nguội, hoặc rèn. Bởi đây là phương pháp thủ công nên mức độ chính xác còn thấp, hay tìm thấy trong các chi tiết bằng gỗ, hoặc vật dụng không quá quan trọng.
Phương pháp này sản xuất tương đương giống loại bulong liên kết thô, tuy nhiên được sản xuất thêm các bề mặt bên trên mũ và phần đầu của bulong.
Đây là phương pháp cơ khí có mức độ chính xác rất cao, từ đó các sản phẩm đều có sắc nét lý tưởng. Loại bulong liên kết này rất phổ biến trong hầu như tất cả các kết cấu thép hay bê tông cốt thép trong công nghiệp.
Phương pháp sản xuất bulong liên kết này trong gia công cơ khí về độ chính xác thì cực kỳ khắt khe. Dạng bulong liên kết này thường dùng trong một số ngành cơ khí có dung sai lắp ghép không lớn và có các mối liên kết riêng.
Dạng bulong liên kết này được dùng trong các cấu trúc dự án mà hay phải chịu tải trọng động lớn như chi tiết máy công nghiệp to hay các cấu trúc khung, dầm,... Loại bulong kết cấu yêu cầu vừa đáp ứng lực kéo cắt vừa đáp ứng tải trọng trục dọc.
Quy trình cơ bản để sản xuất bulong liên kết đạt chuẩn chất lượng gồm 6 bước
Có thể bạn quan tâm:
Bulong liên kết có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong các dự án thi công công trình xây dựng bao gồm: các khung giàn giáo, các khung cần phải chịu lực tải trọng lớn,...
Lĩnh vực cơ khí, lĩnh vực vận tải, sản xuất xe máy, ô tô vận tải người và hàng hóa, trong các loại chi tiết máy tĩnh đã được cố định,...
Các công trình đường sắt: trục đường tàu, đường ray,...
Các công trình trên biển như: giàn đỡ, giàn khoan, ...
Bulong liên kết mang lại nhiều ứng dụng cho các công trình xây dựng
Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp tất cả những kiến thức cơ bản về các loại bulong liên kết, quy trình cơ bản để sản xuất bulong liên kết đạt chuẩn chất lượng và vai trò của sản phẩm này. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm rõ hơn về các đặc điểm và lựa chọn được loại bulong liên kết phù hợp với công trình thi công của mình.