Bulong là một vật bằng kim loại, hình trụ; một đầu có mũ 6 cạnh bên ngoài hoặc bên trong, đầu còn lại có ren (vít) để xoáy vào trong đai ốc. Với độ bền cao,chịu được tải trọng lớn, dễ dàng trong quá trình tháo lắp và điều chỉnh mối ghép. Bulong liên kết là thứ không thể thiếu để liên kết các chi tiết trong các kết cấu công trình bê tông cốt thép, các hạng mục thi công lắp đặt, xây dựng và công nghiệp…Nhưng bạn đã thực sự biết cấu tạo và phân loại các loại bulong liên kết chưa? Cùng Comat tìm hiểu chi tiết qu bài viết ngay sau đây nhé!
Một bulong liên kết có cấu tạo gồm 4 chi tiết: Thân bulong, mũ bulong, đai ốc và vòng đệm
Có thể bạn quan tâm:
Vòng đệm là thứ chèn vào phía trước đai ốc khi vặn vào, thường có dạng hình tròn để phân phối áp lực của đai ốc lên mặt kết cấu thép cơ bản.
Loại bulong liên kết này được sản xuất bằng cách rèn, dập thép cacbon. Chính vì thế mà độ chính xác không cao nên đường kính thân bu lông phải làm nhỏ hơn đường kính lỗ 2÷3mm. Lỗ của loại bulong này được làm bằng cách khoan hoặc đục từng bản riêng rẽ. Khoan thì yêu cầu độ chính xác cao; đục thì mặt lỗ không phẳng, phần thép xung quanh lỗ 2÷3 mm bị giòn vì biến cứng nguội.
Do độ chính xác thấp nên bulong không thể tiếp xúc chặt với thành lỗ, khi ghép không hoàn toàn trùng khít nhau.
Loại bulong này rẻ nhưng chất lượng lại không cao, dễ biến dạng khi chịu lực lớn. Vì vậy, chỉ nên dùng bulong thô và bulong thường khi chúng làm việc chịu kéo hoặc để định vị các cấu kiện khi lắp ghép, không nên dùng chúng trong các công trình quan trọng.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bulông liên kết và ốc vít. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm sử dụng thường lúng túng. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết: So sánh, phân biệt bulong - ốc vít và những điều cơ bản cần phải biết.
Bulong tinh là loại bulong liên kết được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim thấp bằng cách gia công cơ khí: tiện, mài, khoan... với độ chính xác cao. Đường kính lỗ không lớn hơn đường kính bulong quá 0,3mm.
Có hai loại bulong tinh:
Khe hở giữa thân và lỗ bulong nhỏ chính vì thế mà liên kết chặt, biến dạng ban đầu của liên kết nhỏ, khả năng chịu lực cao.
Bulong cường độ cao là loại bulong liên kết được làm từ thép hợp kim sau đó gia công nhiệt để đạt lực xiết và lực kéo theo yêu cầu. Vì được làm bằng thép cường độ cao nên có thể vặn đai ốc rất chặt làm thân bulong chịu lực kéo và gây lực ép rất lớn lên tập bản thép liên kết.
Bulong cường độ cao có cấp độ bền từ 8.8 trở lên. Khi chịu lực, sẽ xuất hiện lực ma sát giữa mặt tiếp xúc của các bản thép, nhờ có lực ma sát lớn chống lại sự trượt tương đối giữa chúng và truyền lực từ cấu kiện này sang cấu kiện khác.
Sau khi chế tạo chúng được gia công nhiệt nên có cường độ rất cao. Có thể tạo lực kéo rất lớn trong thân bulong để ép các bản thép lại, tạo lực ma sát .Vì vậy có khả năng chịu lực rất cao, liên kết ít biến dạng nên được dùng rộng rãi và thay thế cho liên kết đinh tán trong kết cấu chịu tải trọng nặng và tải trọng động.
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn đọc về cấu tạo và phân loại các loại bulong liên kết.