Mặc dù bulong nở đạn là một chi tiết không lớn nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, lắp ghép, là vật dụng không thể thiếu trong quá trình thi công, thực hiện treo máy móc hoặc thiết bị,... Bài viết dưới đây, Comat sẽ cung cấp thêm cho các bạn về những thông tin chi tiết về Bulong nở đạn và quy trình thi công bulong nở đạn hiệu quả nhất.
Bulong nở đạn là gì?
Bulong nở đạn chính là một chi tiết có hình ống, thân tròn. Đây là công cụ giúp kết nối phần trần bê tông hoặc tường nhà với một số hệ thống khác của dự án xây dựng như hệ thống điều hòa; hệ thống thông gió, thông khí; phòng cháy chữa cháy; hệ thống điện nước,... .
Quá trình người thi công làm việc với bulong nở đạn bao gồm:
- Khoan một lỗ nhỏ có bán kính bằng xấp xỉ với bulong nở đạn
- Đưa nó vào bên trong của lỗ khoan có sẵn
- Lắp ty ren phù hợp, chính xác để sắp xếp các hệ thống khác nhau.
Ngoài ra, phụ thuộc từng mục đích và nhu cầu khác nhau, bulong nở đạn có nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng các tiêu chí cần thiết.
Bulong nở đạn có nhiều vai trò trong các cơ sở thi công lắp ghép
Ứng dụng của bulong nở đạn
Bulong nở đạn là chi tiết đóng vai trò quan trọng, giúp liên kết các loại ty ren, thanh ren, bulong để xây dựng giá đựng các máy móc, thiết bị, vật liệu trong nhà kết cấu thép, các trung tâm văn hóa, tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp, nhà xưởng, trung tâm thương mại,... nhằm giữ an toàn cho các thiết bị treo phía trên trần nhà và hệ thống kỹ thuật. Người ta dùng bulong nở đạn để lắp đặt bảng hiệu, lan can, máng cáp điện, pát treo khung xương trần giả, tay vịn cầu thang, ...
Ngoài ra, bulong nở đạn còn có những ứng dụng sau:
- Kiểm tra mức độ giãn nở của vật dụng dễ dàng bởi có lắp đặt mũi lục
- Có khả năng chịu được lực phá hủy mạnh
- Tạo nền tảng cho bulong bám dài hạn trong các lớp tường gạch, bê tông và khối xây đặc
- Lúc tháo bản mã, không làm người thi công bị vướng
- Bởi khoan lỗ không sâu nên ít gây ra rủi ro, nguy hiểm đụng thép
- Có khả năng kết hợp với tất cả các vật dụng thi công khác như vít ren hay thanh ren
- Bởi có mũi đục in dấu trên phần miệng tắc kê, người thi công có thể nhìn thấy đã đủ lực bulong nở đạn hay chưa.
Bulong nở đạn có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất và thi công
Cấu tạo và thông số kỹ thuật của bulong nở đạn
Cấu tạo
Bulong nở đạn có cấu tạo bởi 4 bộ phận dưới đây:
- Phần đầu: Bên trong của phần đầu được ren theo tiêu chuẩn cho trước là hệ mét. Phần này có vai trò nối ty ren, thanh ren với bu lông nở đạn.
- Phần thân:Có hình trụ hình tròn, bên trong rỗng. Bên ngoài, các thông tin về bu lông nở đạn được in chi tiết như tên nhãn mác của nhà sản xuất hay các thông số kỹ thuật cần thiết.
- Phần áo nở: Đây là phần ngay sát với phần thân bulong nở đạn, có chức năng nở ra sau đó ép sát vào thành bê tông, từ đây hình thành nên gắn kết giữa cấu trúc của bê tông với Bulong nở đạn.
- Phần đạn nở: Phần này ở khu vực bên trong thân Bulong nở đạn, hoàn toàn chịu lực đẩy từ thanh ren hay bu lông để hoạt động sâu vào kết cấu của nền bê tông. Nhờ đó, áo nở sẽ giãn ra, xây dựng mối liên kết giữa Bulong nở đạn và bê tông.
Thông số kỹ thuật
Bulong nở đạn bao gồm những thông số kỹ thuật sau:
- Màu sắc: hoàn toàn màu trắng.
- Chất liệu sản xuất: vật liệu thép carbon cứng với cường độ 5.6 hay được chế tạo từ các loại inox thép không gỉ.
- Giải quyết bề mặt: bề mặt Bulong nở đạn được mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ điện phân
- Đường kính lỗ có nhiều kích thước khác nhau: M6, M8, M10, M12, M16
Các loại bulong nở đạn
Hiện nay, có thể chia bulong nở đạn thành 2 loại:
- Nở đạn KD gồm có các kích thước: M6, M8, M10, 12
- Nở đạn EG gồm có các kích thước: M6, M8, M10, M12, M16
Ví dụ về Bulong nở đạn
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn thi công bulong nở đạn
Quy trình thi công bulong nở đạn bao gồm những bước sau
Khi thi công bulông nở, cần phải tuân thủ theo quy trình sau để đảm bảo hiệu quả mang lại:
Bước 1: Khoan lỗ bulong Nở đạn
Hãy chuẩn bị Bulong nở đạn thích hợp với kết nối lắp ghép, phụ thuộc vào kích thước sau đó tìm ra mũi khoan phù hợp. Tiếp theo, khoan lỗ dọc theo đường kính phía bên ngoài và phần chiều dài của Bulong nở đạn để đảm bảo tính chịu lực của mối liên kết trên.
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan
Hãy làm sạch lỗ khoan nhằm chắc chắn rằng khi dùng lực mạnh để đóng đạn bên trong Bulong nở đóng, nở đạn sẽ mở rộng ra và dính chặt vào bê tông.
Bước 3: Đóng Nở đóng, Nở đạn vào chính xác lỗ vừa mới khoan xong
Hãy dùng búa để đóng phần này. Vào bê tông, tất cả đều được đóng chìm chứ không đóng nổi.
Bước 4: Dùng lực mạnh đóng để Nở đóng, Nở đạn bám chắc chắn vào trong bê tông
Đây là bước vô cùng quan trọng, nhằm giữ an toàn cho người sử dụng khi thực hiện thi công các chất liệu khác với nở đạn. Lưu ý rằng, bốn cạnh của phần nở đạn sẽ mở ra rộng hơn khi đóng để bám chặt vào bê tông.
Bước 5: Vặn ty ren, bu lông
Một khi đã đóng được phần Nở đóng, bulong nở đạn lên trần nhà hay bên trong các vật liệu khối đặc khác, bulong được xiết chặt vào nở đóng, nở đạn.
Quy trình thi công bulong nở đạn
Lưu ý khi thi công bulong nở đạn
Hãy lưu ý rằng, khi thi công bulong nở đạn, các bạn tuyệt đối thi công theo đúng quy trình như trên trên. Nếu không, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như tình trạng tụt ren, làm cho ty ren không đủ khả năng để chịu tải trọng lớn mỗi khi cần phải treo vật liệu lên.
Khi bạn cần tư vấn về quy trình thi công bulong nở đạn cho dự án, công trình thì liên hệ ngay với Comat nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn và giúp khách hàng trong tất cả các vấn đề liên quan tới bu lông và thi công bulong.