Bulong nở là vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công các công trình xây dựng hiện nay, giúp liên kết các kết cấu lại với nhau đặc biệt là giữa kết cấu với thành bê tông, với khả năng chịu lực rất tốt. Do đó, trong bài viết dưới đây Comat sẽ giới thiệu về các vật liệu để chế tạo bulong nở đến cho bạn đọc.

Đặc điểm của bulong nở

Khái niệm

Bulong nở còn có tên gọi khác là tắc kê nở, có cấu tạo thiết kế đặc biệt và chịu được tác động của lực và tải trọng rất tốt. Bộ phận giãn (áo nở) là một trong các bộ phận của bulong nở có khả năng liên kết các kết cấu lại với nhau hoặc liên kết giữa kết cấu khung với thành bê tông trong công trình xây dựng.

Bulong nở

Bulong nở

Cấu tạo

Hình dạng của bulong nở là hình tròn, bộ phận giãn (áo nở) nằm ở bên ngoài thân của bulong nở và bulong nở rất nhiều kích thước khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như là mục đích sử dụng của mỗi công trình khác nhau.

Một bộ bulong nở bao gồm: 01 bu lông, 01 bộ phận giãn (áo nở), 1 long đen phẳng, 1 long đen vênh, 1-2 đai ốc (tùy thuộc vào điều kiện làm việc và mức độ chịu trọng tải mà bulong nở phải chịu).

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết: Tìm hiểu về cấu tạo của các loại bulong nở phổ biến

Kích thước, thông số kỹ thuật của bulong nở

Đường kính từ: M6, M8, M10, M12, M14, M16, bulong M20...

Chiều dài: 60mm - 200mm

Vật liệu: thép cacbon, thép không gỉ inox 201, inox 304.

Xử lý bề mặt: mạ kẽm trắng, mạ vàng.

Kích thước nở nút

H x C x B

Kích thước nở nút

H x C x B

M6x50

Ø8 x 35 x 0,6

M10x110

Ø12 x 80 x 1,0

M6x60

Ø8 x 40 x 0,6

M10x120

Ø12 x 90 x 1,0

M6x70

Ø8 x 50 x 0,6

M12x80

Ø14 x 50 x 1,2

M6x80

Ø8 x 60 x 0,6

M12x90

Ø14 x 60 x 1,2

M8x60

Ø10 x 40 x 0,8

M12x100

Ø14 x 70 x 1,2

M8x70

Ø10 x 50 x 0,8

M12x110

Ø14 x 80 x 1,2

M8x80

Ø10 x 60 x 0,8

M12x120

Ø14 x 90 x 1,2

M8x90

Ø10 x 70 x 0,8

M12x150

Ø14 x 120 x 1,2

M8x100

Ø10 x 75 x 0,8

M14x100

Ø18 x 60 x 1,5

M8x120

Ø10 x 85 x 0,8

M14x120

Ø18 x 80 x 1,5

M10x60

Ø12 x 35 x 1,0

M14x150

Ø18 x 100 x 1,5

M10x70

Ø12 x 40 x 1,0

M16x100

Ø20 x 60 x 1,5

M10x80

Ø12 x 50 x 1,0

M16x120

Ø20 x 80 x 1,5

M10x90

Ø12 x 60 x 1,0

M16x150

Ø20 x 100 x 1,5

M10x100

Ø12 x 70 x 1,0

-

-

Bảng thông số kỹ thuật bulong nở

Vật liệu chế tạo bulong nở

Bulong nở bằng thép cacbon

Bulong nở bằng thép cacbon có các phần như sau:

  • Phần có bộ phận giãn (áo nở) có hình dạng trụ ống, bên trong bộ phận rỗng, các phần có cấu tạo liền nhau. Thiết kế phần đuôi của bộ phận giãn được xẻ rãnh để có thể xòe ra giúp cho bulong nở có thể áp sát vào thành bê tông trong quá trình thi công.
  • Phần thân được thiết kế có hình dạng trụ tròn, kích thước chiều dài của phần thân bao nhiêu là tùy vào con nở. Ở bên trên phần đầu của thân nở có tiện ren, phần tiện ren có chiều dài nhất định. Ở phần đuôi của thân nở có dạng hình côn, giúp cho áo nở có thể dễ dàng xòe ra khi thi công công trình. Đồng thời, phần đuôi của con nở còn cung cấp thêm thông tin về vật liệu sản xuất của nó.
  • Phần long đen (phẳng và vênh) và đai ốc, đây là phần liên kết trực tiếp của chân đế cột với phần thân của bulong nở.

Bulong nở bằng thép cacbon

Bulong nở bằng thép cacbon

Bulong nở bằng thép không gỉ inox

Thép không gỉ inox là vật liệu được sử dụng để sản xuất bulong nở, thông thường có những loại mác thép không gỉ inox sau:

  • Thép không gỉ inox 304 có mác thép là SUS 304, khả năng chịu lực rất tốt. Nhờ vào độ sáng bóng trên bề mặt vật liệu inox 304 phần nào làm tăng tính thẩm mỹ cao cho vật liệu. Đồng thời, vật liệu inox 304 được biết đến với khả năng chống ăn mòn hóa học. Giá thành của thép không gỉ inox 304 rất hợp lý, tương ứng với công dụng hiệu quả của nó mang lại.
  • Thép không gỉ inox 201 có mác thép là SUS 201, khả năng chịu lực rất tốt. Nhờ vào độ sáng bóng trên bề mặt vật liệu inox 304 phần nào làm tăng tính thẩm mỹ cao cho vật liệu. Khả năng chống ăn mòn hóa học của vật liệu inox 201 rất kém, chính vì vậy khi sử dụng vật liệu này bạn nên thi công đối với những công trình ở nơi khô ráo, ít bị ăn mòn. Giá thành của vật liệu inox rất rẻ so với những loại mác thép không gỉ inox khác.

Bulong nở bằng thép không gỉ inox

Bulong nở bằng thép không gỉ inox

Thi công bulong nở đúng quy trình và kỹ thuật

Thi công bulong nở theo các bước sau đây:

Bước 1: Khoan lỗ phải phụ thuộc vào chiều sâu được thiết kế như thế nào và lỗ có đường kính bao nhiêu. Bạn cần lưu ý đến đường kính của lỗ để khi khoan lỗ có thể dễ dàng chọn mũi khoan có đường kính phù hợp.

Bước 2: Dùng thiết bị chuyên dụng để vệ sinh mũi khoan.

Bước 3: Để phù hợp với thiết kế thì đưa bulong nở đinh vào lỗ và điều chỉnh lại đai ốc khớp với thiết kế.

Bước 4: Muốn liên kết được chắc chắn thì nên đóng đinh và cố định lại bulong nở.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh bulong nở đinh.

Thi công bulong nở

Thi công bulong nở

Thông qua những thông tin trên bài viết trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về vật liệu chế tạo bulong nở một cách nhanh nhất.

Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 1
0983668362
Lên đầu trang