Tacke nở sắt hay bulong nở sắt là một chi tiết quan trọng trong các hạng mục thi công của nhiều công trình xây dựng. Chi tiết này được thiết kế với cấu tạo đặc biệt cho khả năng chịu lực và tải trọng rất tốt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước tacke nở sắt tiêu chuẩn phục vụ cho thi công, Comat sẽ đề cập các thông tin cụ thể của sản phẩm qua bài viết.

tacke nở sắt có bền không

Tacke nở sắt hay bulong nở sắt là một chi tiết quan trọng trong các hạng mục thi công

Đặc điểm của tacke nở sắt

Tacke nở sắt hay bulong nở sắt, bulong nở - một loại chi tiết được thiết kế đặc biệt với khả năng chịu lực, tải trọng rất tốt. Sản phẩm có bộ phận giãn còn gọi là áo nở giúp tăng cường sự liên kết giữa các kết cấu với nhau hoặc giữa khung với thành bề mặt bê tông.

Cấu tạo

Tacke nở sắt được sản xuất có hình dáng thân tròn bulong bên ngoài cùng bộ phận áo nở với đa dạng về kích thước nhằm phù hợp cho từng mục đích và nhu cầu sử dụng. Mỗi một bộ sản phẩm sẽ bao gồm: 01 bulong, 01 áo nở, 01 long đền vênh, 01 long đền phẳng và từ 1-2 ê cu (đai ốc) tùy theo điều kiện làm việc hoặc chịu tải. 

sản xuất tacke nở sắt

Tacke nở sắt được sản xuất có hình dáng thân tròn bulong cùng áo nở

Chi tiết này được làm từ chất liệu thép cacbon cường độ 5.6, có mạ bên ngoài bằng kẽm điện phân hoặc kẽm nhúng nóng, mạ màu… Hiện trên thị trường có 2 loại tacke nở sắt mà bạn có thể lựa chọn là:

  • Bulong nở sắt ống liền với khả năng chịu lực lớn, tuy nhiên giá thành khá cao.

  • Bulong nở sắt ống rời, mặc dù chịu lực kém hơn nhưng giá lại mềm.

Đặc điểm tacke nở sắt

Tacke nở sắt được rất nhiều người ưu ái lựa chọn trong lĩnh vực thi công xây dựng bởi những đặc điểm cụ thể sau:

  • Có tính thẩm mỹ cao khi làm phẳng bề mặt vật liệu nền ngay sau khi lắp đặt.

  • Không gây cảm giác vướng víu kể cả khi tháo rời bản mã.

  • Với độ sâu neo cạn nên khi thi công chỉ cần khoan lỗ nông vừa phải, ít gặp rủi ro đụng vào mép.

  • Phần mũi đục trên miệng tacke có in dấu giúp nhận biết thông tin lực nở, nhờ đó việc kiểm tra trực giác độ giãn nở trở nên thuận tiện hơn.

  • Dễ dàng tạo điểm bulong neo dài hạn trong khối xây đặc, trường gạch và bê tông.

  • Tacke nở sắt có thể dùng chung với các loại bulong lục giác, ty ren, vít ren…

  • Khả năng chịu lực và trọng tải rất tốt.

Công dụng của tacke nở sắt

Ngoài tác dụng tạo điểm bulong neo dài hạn trong khối xây thì loại tacke này được dùng với mục đích treo, đỡ các vật có trọng tải lớn như: khung xà gồ, dàn nóng máy lạnh, tường… Bên cạnh đó, chi tiết này còn có ứng dụng rộng rãi trong việc thi công lắp đặt hệ thống cơ điện trên trần, bảng hiệu, tay vịn cầu thang, lan can, khung xương trần, đóng tàu...

Bảng kích thước tacke nở sắt tiêu chuẩn năm 2022

Tacke nở sắt được biết đến là một loại phụ kiện quan trọng trong việc lắp ghép các chi tiết với nền bê tông hay tường gạch. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp cho nhu cầu sử dụng thì việc hiểu rõ về kích thước tiêu chuẩn rất quan trọng. 

Chi tiết này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thi công xây dựng với các đường kính cụ thể như: M6, M8, M12, M16, M18, M20 cùng chiều dài dao động từ 60-200mm. Đồng thời, bề mặt tacke được mạ một lớp kẽm trắng điện phân hoặc phủ vàng (bảy màu)... 

Sản phẩm được tạo ra từ các chất liệu đặc biệt như thép carbon với cường độ 4.6, mác thép SUS201, SUS316, SUS304 hoặc thép không gỉ, inox. Dưới đây là bảng kích thước tiêu chuẩn của tacke nở sắt cập nhật năm 2022 của Comat mà bạn có thể tham khảo.

kích thước tacke nở sắt

Bảng kích thước tacke nở sắt tiêu chuẩn năm 2022

Cách sử dụng bu lông nở sắt

Để việc thi công đạt kết quả cao nhất thì bạn cần phải lựa chọn đúng kích thước cũng như đúng tacke nở sắt, xác định rõ bề mặt để treo lên. Đồng thời, không nên bỏ qua tải trọng vật và vị trí dự tính sẽ lắp đặt ở đâu. Cách sử dụng tacke nở sắt theo đúng kỹ thuật sẽ được thực hiện với các bước sau:

công dụng tacke nở sắt

Để việc thi công đạt kết quả cao nhất thì cần lựa chọn đúng kích thước tacke nở sắt

  • Bước 1: Xác định vị trí sẽ treo vật rồi dùng bút và thước đánh dấu lại.

  • Bước 2: Lựa chọn mũi khoan phù hợp và tiến hành khoan lỗ trên bề mặt tại điểm cần lắp đặt với đường kính, chiều sâu thích hợp.

  • Bước 3: Làm sạch lỗ để việc gắn kết được chắc chắn hơn.

  • Bước 4: Đặt tacke nở sắt vào vị trí khoan rồi lắp thép râu hoặc các vật liệu khác

  • Bước 5: Siết chặt bulong để liên kết được cố định.

Bu lông nở sắt giá bao nhiêu?

Dựa theo mã hàng của nhà cung cấp mà quy cách đóng gói của các loại tacke nở sắt  dao động từ 25-100 con/hộp. Bên cạnh đó, từng kích thước sản phẩm, chất liệu sử dụng khác nhau dẫn đến mức giá thành cũng có sự chênh lệch.

Để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng trên thị trường thì bạn cần lựa chọn một đơn vị cung cấp tacke nở sắt uy tín với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép cùng chế độ bảo hành và giá thành minh bạch.

Nhằm mang đến cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất, Comat luôn đặt chất lượng sản phẩm lên trên hết. Cùng với đó là mức giá cạnh tranh nhất thị trường nhằm gây dựng độ tin cậy cho người dùng mỗi khi sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về tacke nở sắt đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại phụ kiện hữu dụng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sản phẩm, hãy liên hệ ngay tới Comat để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 1
0983668362
Lên đầu trang